Mắt mờ đột ngột, chớ xem thường
Mắt mờ đột ngột, chớ xem thường
Mắt bị mờ đột ngột là hiện tượng khiến nhiều người không khỏi lo lắng Mỗi biểu hiện bất thường của mắt rất có thể là lời cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần đặc biệt quan tâm
Mắt mờ là gì?
Mờ mắt là tình trạng mắt không thể nhìn rõ được mọi vật xung quanh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể hàng ngày như, đi lại, đọc sách, làm việc hay vui chơi giải trí. Khi hiện tượng mắt mờ xảy ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tầm nhìn hoặc một phần tầm nhìn, tùy vào nguyên nhân gây ra.
Mắt mờ thường có những dạng sau đây:
Nguyên nhân mắt mờ
Nguyên nhân mắt mờ có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, không chỉ từ thói quen sinh hoạt không đúng cách hay các bệnh lý về mắt mà còn do các bệnh lý của cơ thể.
Người bệnh cần phải nắm rõ để có thể chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa trong quá trình khám bệnh, từ đó xác định nguyên nhân chính xác mắt bị mờ để có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân gây mờ mắt mà bạn cần biết:
1. Các tật khúc xạ
Cận thị, viễn thị hay loạn thị là những tật khúc xạ phổ biến khiến mắt nhìn xa hoặc nhìn gần bị nhòe theo từng khoảng cách. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những hình ảnh, sự vật ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết hoặc đeo kính.
2. Thoái hóa hoàng điểm
Thoái hóa hoàng điểm là một bệnh của võng mạc tại vùng hoàng điểm. Đây là một trong những căn bệnh gây mù lòa nhiều nhất ở người cao tuổi. Khi bị thoái hóa hoàng điểm mắt sẽ bị mờ một bên hoặc nhìn mờ ở vùng trung tâm. Ví dụ như khi nhìn vào ai đó, chỉ nhận thấy được tay, chân, không thấy rõ mặt. Đôi khi nhìn mờ đột ngột, thị lực mờ dần hay mờ nhanh.
3. Đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Nhìn mờ ở khoảng cách xa, nhưng đọc sách, may vá vẫn bình thường. Ra nắng nhìn mờ, và bị lóa, vào mát thì nhìn rõ hơn. Ban đêm nhìn thấy ánh đèn pha bị lóa hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
4. Hội chứng thị giác màn hình
Hội chứng thị giác màn hình(Cvs) làm mất đi sự tập trung và giảm thiểu chất lượng công việc của những người thường xuyên sử dụng máy tính. Những triệu chứng nhận biết hội chứng này bao gồm: mỏi mắt, mờ mắt, nhức mắt, nhức đầu, song thị nhìn đôi, đau cổ, khó tập trung.
5. Rối loạn điều tiết mắt
Mắt bị mờ do rối loạn điều tiết xuất hiện khi mắt phải làm việc với dụng cụ hàn điện, thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại, tivi trong suốt thời gian dài hoặc đọc sách trong điều kiện thiếu sáng.
Ngoài ra, các thiết bị điện tử khi hoạt động đều phát ra ánh sáng nguy hại (ánh sáng xanh nhìn thấy trong phổ quang học có bước sóng từ 450nm đến 495nm. Ánh sáng xanh thường xuyên tác động sẽ gây hại, làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
6. Vẩn đục dịch kính
Vẩn đục dịch kính là sự lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính - vật liệu lấp đầy phần sau của mắt. Khi bị vẩn đục dịch kính mắt nhìn sẽ bị mờ, có những hạt trôi nổi trong mắt hoặc có hiện tượng chấm đen li ti trước mắt. Hiện tượng này xuất hiện khi gel dịch kính bị hóa lỏng, để lại các hạt trôi nổi và hiện bóng lên võng mạc. Vẩn đục dịch kính có thể chỉ hiện diện ở một mắt hoặc cả hai mắt.
7. Tăng nhãn áp
Khi mắt nhìn bị nhòe một hoặc cả hai bên có thể do áp suất trong mắt tăng cao làm tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến suy giảm thị lực. Tăng nhãn áp thường ngoài mắt bị mờ đột ngột còn có thể kèm theo các triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt, buồn nôn… Bệnh nếu dùng thuốc điều trị không hiệu quả phải can thiệp phẫu thuật để cải thiện thị lực.
8. Bong võng mạc
Khi bị bong võng mạc sẽ xảy ra hiện tượng mắt mờ . Một khi bị bong võng mạc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, vì vậy mọi người không nên xem nhẹ hiện tượng mắt bỗng nhiên bị mờ.
Biến chứng của một số bệnh lý nguy hiểm
Ngoài các bệnh lý ở mắt gây nên tình trạng nhìn mờ thì dưới đây là những bệnh lý nguy hiểm và biến chứng của nó có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng:
Mờ mắt là tình trạng mắt không thể nhìn rõ được mọi vật xung quanh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể hàng ngày như, đi lại, đọc sách, làm việc hay vui chơi giải trí. Khi hiện tượng mắt mờ xảy ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tầm nhìn hoặc một phần tầm nhìn, tùy vào nguyên nhân gây ra.
Mắt mờ thường có những dạng sau đây:
- Mờ mắt đột ngột: Mắt tự nhiên nhìn mờ đột ngột, không nhìn rõ mọi thứ xung quanh cả khoảng cách xa và gần.
- Mờ mắt một bên: Mờ mắt có thể xảy đến với 1 bên mắt, khiến mắt khô, nhức mỏi trong thời gian tạm thời, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
- Mắt nhìn gần bị mờ: Dấu hiệu mắt gặp khó khăn khi tập trung nhìn các vật ở khoảng cách gần như đọc sách, may vá…
- Mắt nhìn xa bị mờ: Tầm nhìn của mắt bị hạn chế khi nhìn ở những khoảng cách xa. Mắt nhìn mờ thường kèm theo các triệu chứng như nhức mỏi mắt, mắt cộm, chảy nước mắt.
- Mắt mờ có màng che: Mắt bị mờ như có lớp màng trắng che phủ quanh mắt khiến thị lực suy giảm.
Nguyên nhân mắt mờ
Nguyên nhân mắt mờ có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, không chỉ từ thói quen sinh hoạt không đúng cách hay các bệnh lý về mắt mà còn do các bệnh lý của cơ thể.
Người bệnh cần phải nắm rõ để có thể chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa trong quá trình khám bệnh, từ đó xác định nguyên nhân chính xác mắt bị mờ để có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân gây mờ mắt mà bạn cần biết:
1. Các tật khúc xạ
Cận thị, viễn thị hay loạn thị là những tật khúc xạ phổ biến khiến mắt nhìn xa hoặc nhìn gần bị nhòe theo từng khoảng cách. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những hình ảnh, sự vật ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết hoặc đeo kính.
2. Thoái hóa hoàng điểm
Thoái hóa hoàng điểm là một bệnh của võng mạc tại vùng hoàng điểm. Đây là một trong những căn bệnh gây mù lòa nhiều nhất ở người cao tuổi. Khi bị thoái hóa hoàng điểm mắt sẽ bị mờ một bên hoặc nhìn mờ ở vùng trung tâm. Ví dụ như khi nhìn vào ai đó, chỉ nhận thấy được tay, chân, không thấy rõ mặt. Đôi khi nhìn mờ đột ngột, thị lực mờ dần hay mờ nhanh.
3. Đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Nhìn mờ ở khoảng cách xa, nhưng đọc sách, may vá vẫn bình thường. Ra nắng nhìn mờ, và bị lóa, vào mát thì nhìn rõ hơn. Ban đêm nhìn thấy ánh đèn pha bị lóa hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
4. Hội chứng thị giác màn hình
Hội chứng thị giác màn hình(Cvs) làm mất đi sự tập trung và giảm thiểu chất lượng công việc của những người thường xuyên sử dụng máy tính. Những triệu chứng nhận biết hội chứng này bao gồm: mỏi mắt, mờ mắt, nhức mắt, nhức đầu, song thị nhìn đôi, đau cổ, khó tập trung.
5. Rối loạn điều tiết mắt
Mắt bị mờ do rối loạn điều tiết xuất hiện khi mắt phải làm việc với dụng cụ hàn điện, thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại, tivi trong suốt thời gian dài hoặc đọc sách trong điều kiện thiếu sáng.
Ngoài ra, các thiết bị điện tử khi hoạt động đều phát ra ánh sáng nguy hại (ánh sáng xanh nhìn thấy trong phổ quang học có bước sóng từ 450nm đến 495nm. Ánh sáng xanh thường xuyên tác động sẽ gây hại, làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
6. Vẩn đục dịch kính
Vẩn đục dịch kính là sự lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính - vật liệu lấp đầy phần sau của mắt. Khi bị vẩn đục dịch kính mắt nhìn sẽ bị mờ, có những hạt trôi nổi trong mắt hoặc có hiện tượng chấm đen li ti trước mắt. Hiện tượng này xuất hiện khi gel dịch kính bị hóa lỏng, để lại các hạt trôi nổi và hiện bóng lên võng mạc. Vẩn đục dịch kính có thể chỉ hiện diện ở một mắt hoặc cả hai mắt.
7. Tăng nhãn áp
Khi mắt nhìn bị nhòe một hoặc cả hai bên có thể do áp suất trong mắt tăng cao làm tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến suy giảm thị lực. Tăng nhãn áp thường ngoài mắt bị mờ đột ngột còn có thể kèm theo các triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt, buồn nôn… Bệnh nếu dùng thuốc điều trị không hiệu quả phải can thiệp phẫu thuật để cải thiện thị lực.
8. Bong võng mạc
Khi bị bong võng mạc sẽ xảy ra hiện tượng mắt mờ . Một khi bị bong võng mạc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, vì vậy mọi người không nên xem nhẹ hiện tượng mắt bỗng nhiên bị mờ.
Biến chứng của một số bệnh lý nguy hiểm
Ngoài các bệnh lý ở mắt gây nên tình trạng nhìn mờ thì dưới đây là những bệnh lý nguy hiểm và biến chứng của nó có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng:
- Đái tháo đường: Hạ đường huyết đột ngột khi dùng thuốc liều cao sẽ làm xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, mờ mắt.
- Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc dẫn đến mờ mắt.
- Nhiễm khuẩn, viêm xoang: Một số bệnh nhiễm trùng ở xoang, bệnh lý viêm răng hàm mặt, nhiễm virus sởi, thủy đậu khiến bệnh nhân bị mờ mắt do viêm thần kinh thị giác.
- U não: Bình thường tĩnh mạch dẫn máu về não nhưng khi áp lực não tăng khiến việc dẫn máu về não gặp trở ngại, dẫn tới phù nề tắc nghẽn, làm tổn thương tế bào thị giác trên võng mạc thị đáy mắt, làm giảm thị lực khiến bệnh nhân bị mờ mắt .
- Đột quỵ: Cơn đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua có thể gây giảm thị lực, mắt nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực kèm theo hiện tượng mất cảm giác ở tay hoặc chân, chóng mặt, nói lắp.