Thiết bị đo nhãn áp Tono-Pen AVIA®
Thiết bị đo nhãn áp Tono-Pen AVIA®
Hình ảnh thần kinh mắt bị tổn thương do tăng nhãn áp (Hình phải mắt bình thường, hình trái mắt bị glaucoma, vòng thần kinh bị thu hẹp)
Việc đo nhãn áp mỗi lần khám mắt là một trong những phần quan trọng trong khám mắt. Nhãn áp tăng sẽ gây chèn ép thần kính bên trong mắt dẫn đến bệnh glaucoma hay cườm nước. Khi bệnh nhân bị bệnh glaucoma hay cườm nước sẽ khiến thị trường bị thu hẹp dần dần dẫn tới mù lòa. Nhãn áp bình thường của chúng ta dưới 21 mmHg nhưng nếu vì một nguyên nhân nào đó có thể là bất thường cấu trúc mắt hay bệnh lý mắc phải khiến đường thoát nước trong mắt bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới tăng nhãn áp. Nếu nhãn áp tăng trên 21 mmHg sẽ gây đau nhức và khiến người bệnh đi khám. Tuy nhiên một số trường hợp tăng nhãn áp không triệu chứng khiến người bệnh khám trễ.
Nhãn áp bình thường của chúng ta dưới 21 mmHg. Tuy nhiên một số trường hợp có nhãn áp dưới 21 mmHg vẫn có thể bị glaucoma hay cườm nước do đó việc đo nhãn áp và thăm khám mắt toàn diện rất cần thiết để loại trừ bệnh này. Có nhiều dụng cụ đo nhãn áp tuy nhiên thiết bị đo nhãn áp Tono-Pen AVIA® có độ chính xác cao, không phụ thuộc vào người đo, nhỏ gọn thuận tiện cho việc thăm khám tại chỗ. Giá thành của thiết bị này khá cao nên ít có phòng khám trang bị.
Nhãn áp bình thường của chúng ta dưới 21 mmHg. Tuy nhiên một số trường hợp có nhãn áp dưới 21 mmHg vẫn có thể bị glaucoma hay cườm nước do đó việc đo nhãn áp và thăm khám mắt toàn diện rất cần thiết để loại trừ bệnh này. Có nhiều dụng cụ đo nhãn áp tuy nhiên thiết bị đo nhãn áp Tono-Pen AVIA® có độ chính xác cao, không phụ thuộc vào người đo, nhỏ gọn thuận tiện cho việc thăm khám tại chỗ. Giá thành của thiết bị này khá cao nên ít có phòng khám trang bị.
Hình ảnh thần kinh mắt bị tổn thương do tăng nhãn áp (Hình phải mắt bình thường, hình trái mắt bị glaucoma, vòng thần kinh bị thu hẹp)